Thế nào là trạng thái âu lo bình thường và âu lo quá độ?

Chắc hẳn mỗi người đều nhiều lần trải qua cảm giác lo lắng, bồn chồn trong đời. Đó có thể là kết quả của việc áp lực trong công việc hay những vấn đề tài chính, cuộc sống bủa vây lấy bạn hàng ngày.

Chắc hẳn mỗi người đều nhiều lần trải qua cảm giác lo lắng, bồn chồn trong đời. Đó có thể là kết quả của việc áp lực trong công việc hay những vấn đề tài chính, cuộc sống bủa vây lấy bạn hàng ngày. Cảm xúc tiêu cực ấy khiến bạn trở nên cáu gắt, mệt mỏi và chán nản cuộc sống, ảnh hưởng trực tiếp đến bạn và cả những người xung quanh.

Tuy nhiên, bạn phải lưu ý rằng bạn chỉ có thể mở được cánh cửa giải thoát khi bạn cầm trên tay đúng chiếc chìa khóa. Lo âu chính là phản ứng của cơ thể với tình trạng stress. Lo âu không hẳn là xấu, nó còn là một công cụ hữu ích. Chẳng hạn như, nó thúc đẩy chúng ta phải học hành chăm chỉ để thoát khỏi kiếp nạn “nợ môn” hay chạy thục mạng cho kịp các deadline được giao.

Đặc biệt, cảm xúc lo lắng này báo hiệu cho chúng ta về một tình huống nguy hiểm nào đấy, khiến ta trở nên thận trọng và tìm ra cách thức phù hợp nhằm đối phó với “sóng gió cuộc đời” - đánh hay chuồn (fight or flee). (Giả sử, bạn bị một con quái vật đuổi giết, bạn sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng cho tính mạng của mình.

Lúc đó, não bạn sẽ tính toán xem bạn nên tới công chuyện luôn với nó hay chuồn lẹ để giữ lại cái mạng cho mình). Trong khi đó, chứng lo âu quá độ chỉ trạng thái căng thẳng cực hạn và quá mức đi kèm với những triệu chứng suy nhược cơ thể. Nó không còn là một loại cảm xúc nữa, nó thật sự là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nó làm gián đoạn công việc, học tập và sinh hoạt hằng ngày của con người. Chứng lo âu quá độ này không phải là hiếm. Dựa trên dữ liệu thu thập được từ khảo sát sức khỏe tinh thần toàn cầu (the World Mental Health Survey), có tới 16% cá nhân đã hoặc đang chịu đựng chứng bệnh tâm lý này. Và sau đây chính là những mấu chốt tạo ra sự khác biệt giữa hai vấn đề này:

Nguyên nhân gây stress: Lo âu chỉ xuất hiện khi bạn phải đối mặt với một vấn đề khó khăn, thử thách nào đấy (thi cử, deadline, mâu thuẫn với bạn bè,...). Cảm xúc này sẽ biến mất ngay khi các vấn đề đó kết thúc. Nhưng, khi bạn mắc chứng lo âu quá độ, bạn sẽ luôn bị dày vò bởi những lo lắng, bồn chồn mà không rõ nguyên do từ đâu tới.

Kể cả với những vấn đề cỏn con như thanh toán hóa đơn trà sữa cũng khiến bạn cảm thấy sợ sệt, lắng. Cường độ và thời gian: Những người mắc chứng lo âu quá độ luôn bị cảm giác này đè nặng mọi lúc, dồn dập trong một khoảng thời gian dài sau đó cùng nổ. Ví dụ dễ hiểu thì, khi mọi người cùng đứng trước một kỳ thi.

Trước đó 1 tháng, ai mắc chứng bệnh này đã cảm thấy rất lo lắng rồi, trong khi đó những người khác đang chưa cảm thấy gì. Và càng tiến tới sát thời điểm thi, cảm xúc này ngày càng mạnh mẽ hơn, khiến họ không chỉ gánh chịu những tổn hại tâm lý mà còn khiến sức khỏe yếu ớt rõ rệt. Thậm chí người bệnh còn có những phản ứng thái quá như la hét, nhịn ăn uống, cáu gắt hay nghiêm trọng hơn là self-harm, tự t.ử.

Triệu chứng khác: Không chỉ lo lắng bồn chồn, người mắc chứng lo âu quá độ còn hay run rẩy, đau đầu, đổ mồ hôi, buồn nôn và tim đập loạn. Họ cảm thấy khó thở, khó thốt thành lời và thường phải chạy vào nhà tắm vì các triệu chứng ảnh hưởng. Họ cũng bối rối khi ngồi đối diện người khác và dễ mất tập trung trong học tập và làm việc.

Sự tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ của họ, khiến họ lo lắng kể cả về những vấn đề thường ngày xảy ra. Do đó, họ thường tìm cách trốn tránh mọi thứ (trốn học, nghỉ làm, nhốt mình trong phòng), gây ra đến những hệ quả khó cứu vãn. Do đó, nếu bạn đang gặp phải những triẹu chứng nghiêm trọng liên quan tới chứng lo âu vô độ, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh và tới khám tại các phòng khám tâm lý.

Nơi những người có chuyên môn có thể giúp bạn thoát khỏi con quỷ ăn mòn tâm hồn ấy. Bạn không yếu đuối. Bạn chỉ đang mắc bệnh mà thôi. Giống như tiêu chảy hay đau họng, bạn cần được uống thuốc và điều trị nghiêm túc.

Nguồn: Van Anh

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay